Hoạt động nhân đạo Angelina_Jolie

Đại sứ UNHCR

"Chúng ta không thể lờ đi những thông tin và bỏ qua thực tế rằng hàng triệu người trên thế giới đang chịu khổ đau. Tôi thật lòng mong muốn giúp đỡ họ. Tôi không tin rằng cảm giác của tôi khác những người khác. Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều khát khao công lý và sự bình đẳng, đó là cơ hội làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Tất cả chúng ta đều muốn tin rằng nếu đang trong một tình huống khó khăn, một ai đó sẽ đưa tay giúp đỡ chúng ta. "

Phát biểu của Jolie về động cơ tham gia Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn vào năm 2001.[101]

Jolie bắt đầu có ý thức cá nhân về các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn thế giới trong quá trình quay bộ phim Tomb Raider tại Campuchia. Sau đó cô chuyển chú ý sang Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) để biết thêm thông tin về những điểm trong tình trạng rối loạn trên thế giới.[101] Nhằm tìm hiểu thêm về tình hình và điều kiện trong các lĩnh vực này, cô bắt đầu đến thăm các trại tị nạn trên thế giới. Trong tháng 2 năm 2001, Jolie khởi hành cuộc viếng thăm nhân đạo đầu tiên, một chuyến đi công tác 18 ngày đến Sierra LeoneTanzania. Sau này cô đã bày tỏ cú sốc về những gì đã chứng kiến ở đó.[101]

Trong những tháng tiếp theo, cô trở về Campuchia trong hai tuần và sau đó gặp gỡ dân tị nạn Afghanistan tại Pakistan, tại đây cô đã tặng 1 triệu đô la Mỹ cho người tị nạn Afghanistan để đáp lại lời kêu gọi quốc tế khẩn cấp của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.[102][103] Cô khẳng định sẽ chi trả tất cả chi phí liên quan đến chuyến đi của mình và chia sẻ những công việc sơ đẳng và trải cùng điều kiện sống như các nhân viên của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn trong tất cả các chuyến viếng thăm của cô.[101] Ngày 27 tháng 8 năm 2001, Jolie được chọn làm Đại sứ thiện chí của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn tại trụ sở của tổ chức này ở Genève.[104]

Jolie và Condoleezza Rice tại Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn vào Ngày Tị nạn Thế giới năm 2005.

Trong thập niên tiếp theo, cô thực hiện hơn 40 chuyến công tác, đồng thời gặp gỡ dân tị nạn và những người mất nhà cửa tại hơn 30 quốc gia.[105][106] Vào năm 2002, khi được hỏi cô kỳ vọng những gì khi đạt được dự định, cô nói: "Nhận thức về hoàn cảnh của những người này, tôi nghĩ rằng họ nên được khen ngợi cho những gì đã trải qua để sống sót, chứ không phải là coi thường họ."[102] Cùng lúc phát hành phim Beyond Borders, cô xuất bản quyển Notes from My Travels (2003), tuyển tập các bài viết về cảm nghĩ hàng ngày ghi dấu những chuyến công tác trong lĩnh vực nhân đạo khởi sự của cô (2001-02).

Jolie dự định đến thăm "những tình trạng khẩn cấp bị lãng quên", những nơi diễn ra sự kiện nóng bỏng mà giới truyền thông không còn nhấn mạnh đến nữa.[107] Cô tham gia nhiều chuyến đi khảo sát các vùng chiến sự,[108] như khu vực Darfur phía Tây Sudan trong cuộc xung đột Darfur;[109] vùng Iraq-Syria trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh thứ 2,[110] nơi cô có cuộc gặp gỡ riêng tư với lực lượng liên minh và các Thiếu đoàn Hoa Kỳ (US troop);[111] và thủ đô Kabul trong cuộc chiến tranh Afghanistan, nơi có 3 nhân viên cứu trợ thiệt mạng trong lần viếng thăm đầu tiên của cô.[108] Để phục vụ công tác, cô học lái máy bay vào năm vào năm 2004 với mong muốn chuyên chở các nhân viên cứu hộ và cung cấp thực phẩm khắp thế giới;[14][112] hiện nay cô đã có bằng lái tư nhân, trong khi sở hữu chiếc Cirrus SR22Cessna 208 Caravan một động cơ.[113][114][115]

Vào ngày 17 tháng 4 năm 2012, sau hơn một thập kỷ đảm nhận vai trò Đại sứ thiện chí của UNHCR, Jolie là người đầu tiên trong tổ chức được bổ nhiệm thành Phái viên đặc biệt của Cao ủy António Guterres. Trong vai trò mới, cô được ủy quyền đại diện cho Guterres và UNHCR ở cấp độ ngoại giao, tập trung phần lớn vào khủng hoảng tị nạn.[116] Vài tháng sau lần thăng chức, cô lần đầu viếng thăm Ecuador với tư cách Phái viên đặc biệt, nơi cô tiếp xúc với thành phần tị nạn người Colombia[117] và cùng Guterres chu du đến Jordan, Li-băng, Thổ Nhĩ KỳIraq trong vòng 1 tuần, nhằm thẩm định tình trạng người tị nạn từ láng giềng Syria.[118] Kể từ đó, Jolie đã thực hiện nhiều chuyến công tác khắp thế giới để tiếp xúc với thành phần người tị nạn và thay họ đảm nhận tuyên truyền.[106][119]

Bảo tồn và phát triển cộng đồng

Jolie tại cuộc Diễn đàn kinh tế thế giới thường niên vào tháng 1 năm 2005.

Nhằm nhắc nhở đứa con trai nuôi được sinh ra tại Campuchia của Jolie về di sản của quê hương, cô đã mua lại một căn nhà tại quốc gia này vào năm 2003. Ngôi nhà truyền thống này trải dài 39 héc-ta tại tỉnh Tây bắc Battambang, giáp Công viên quốc gia Samlaut ở Dãy núi Krâvanh, nơi lâm tặc thâm nhập và đe dọa các giống loài quý hiếm. Cô mua lại 60.000 héc-ta công viên và biến khu vực này trở thành nơi bảo tồn hoang dã mang tên con mình, Dự án Maddox Jolie.[120] Ngày 31 tháng 7 năm 2005, quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni trao cho Jolie tư cách công dân Campuchia vì những công tác bảo tồn của cô trên cả nước.[121]

Vào tháng 11 năm 2006, dự án được Jolie đổi tên thành Maddox Jolie-Pitt Foundation (MJP) và mở rộng mục tiêu nhằm thiết lập nên Làng Thiên niên kỷ (Millennium Village) đầu tiên của châu Á, thể theo mục tiêu phát triển của Liên hiệp Quốc.[122] Cô lấy cảm hứng từ cuộc gặp gỡ với nhà sáng lập Millennium Promise, nhà kinh tế học Jeffrey Sachs trong sự kiện World Economic Forum tại Davos,[120] nơi cô tham dự với tư cách khách mời diễn giả vào năm 2005 và 2006. Cả hai ghi hình chương trình MTV đặc biệt The Diary of Angelina Jolie & Dr. Jeffrey Sachs in Africa (2005), theo chân họ trong hành trình đến Làng Thiên niên kỷ ở phía Tây Kenya. Đến giữa năm 2007, khoảng 6.000 dân làng và 72 người lao động—một vài trong số họ từng là lâm tặc, nay được tuyển dụng làm cán bộ kiểm lâm—sinh sống và làm việc tại MJP, với 10 ngôi làng phân chia lẫn nhau. Khu phức hợp bao gồm trường học, đường sá và nhà máy sữa đậu nành, tất cả đều do Jolie tài trợ.[120]

Sau khi ghi hình Beyond Borders (2003) tại Namibia, Jolie trở thành người bảo trợ của Quỹ Harnas Wildlife, một trại trẻ mồ côi hoang dã và trung tâm y tế giữa hoang mạc Kalahari. Cô đến thăm trang trại Harnas lần đầu tiên trong giai đoạn sản xuất bộ phim, nơi nhiều loài kền kền được Quỹ giải cứu.[123] Vào tháng 12 năm 2010, Jolie và Brad Pitt mở ra Quỹ Shiloh Jolie-Pitt nhằm giúp đỡ công tác của Khu bảo tồn hoang dã Naankuse tại Kalahari.[124] Nhân danh cô con gái sinh tại Namibia, cả hai tài trợ các dự án bảo tồn động vật lớn cũng như phòng khám y tế miễn phí, nhà ở và một ngôi trường cho cộng đồng người San (Bushmen) tại Naankuse.[125][126][127] Jolie và Pitt còn hỗ trợ nhiều mục tiêu khác thông qua Quỹ Jolie-Pitt, thành lập vào tháng 9 năm 2006.[128]

Nhập cư và giáo dục trẻ em

Jolie góp phần đẩy mạnh pháp luật nhằm cứu trợ trẻ em nhập cư và các trẻ em gặp khó khăn khác tại Hoa Kỳ và các quốc gia đang phát triển, gồm có "Đạo luật bảo vệ trẻ em mồ côi ngoại kiều năm 2005."[104][129] Cô hoạt động về vấn đề quyền lợi nhân đạo tại thủ phủ Hoa Kỳ từ năm 2003, giải thích rằng "Bản thân tôi không hề muốn đến thăm Washington và đó là cách để xoay chuyển tình thế".[104] Từ tháng 10 năm 2008, cô đồng chủ trì Kids in Need of Defense (KIND), một mạng lưới hãng luật hàng đầu Hoa Kỳ với mong muốn hỗ trợ miễn phí một cách hợp pháp đến trẻ mồ côi nhập cư ở độ tuổi vị thành niên trên khắp Hoa Kỳ.[130] Do Jolie và Microsoft Corporation cộng tác thành lập vào năm 2013, KIND đã trở thành nhà cung cấp luật sư chính cho trẻ em nhập cư.[131] Từ năm 2005 đến 2007, Jolie quyên góp cho Trung tâm Trẻ em tị nạn và nhập cư Mỹ, thuộc Ủy ban Người tị nạn và Nhập cư Mỹ.[129][132]

Jolie còn ủng hộ cho sự nghiệp giáo dục trẻ em. Kể từ buổi họp mặt thường niên Clinton Global Initiative vào tháng 9 năm 2007, cô là đồng chủ trì cho "Đối tác giáo dục cho trẻ em bị xung đột", cung cấp chính sách và tài trợ cho chương trình giáo dục trẻ em thuộc địa phận bị ảnh hưởng bởi xung đột.[133] Trong năm đầu hoạt động, chương trình ủng hộ các dự án giáo dục cho trẻ em tị nạn Iraq, thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi cuộc đụng độ Darfur và các bé gái nông thôn Afghanistan, cùng nhiều nhóm đối tượng khác.[133] Chương trình cũng hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Giáo dục quốc tế thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại, do nhà kinh tế học Gene Sperling sáng lập, với mục đích lập ra chính sách giáo dục giới thiệu tới cơ quan Liên hiệp Quốc, cơ quan phát triển G8Ngân hàng thế giới.[134] Kể từ tháng 4 năm 2013, tất cả lợi nhuận từ Style of Jolie, bộ sưu tập trang sức cao cấp của Jolie, được quyên góp cho công tác của chương trình.[135]

Jolie tài trợ một ngôi trường và cơ sở nội trú cho các bé gái tại trại tị nạn Kakuma ở Tây Bắc Kenya thành lập vào năm 2005[136][137] và 2 ngôi trường tiểu học cho nữ sinh tại khu định cư hồi hương Tangi và Qalai Gudar ở phía Đông Afghanistan, thành lập lần lượt vào tháng 3 năm 2010 và tháng 11 năm 2012.[138][139] Để phục vụ cho Làng Thiên niên kỷ mà Jolie thành lập tại Campuchia, cô đã xây dựng ít nhất 10 ngôi trường tại quốc gia này vào năm 2005.[140] Vào tháng 2 năm 2006, cô mở cửa Trung tâm Maddox Chivan Children, nơi cung cấp điều kiện y tế và giáo dục cho trẻ em nhiễm HIV tại thủ đô Phnom Penh.[122] Tại Sebeta, Ethiopia, nơi cô con gái cả của Jolie chào đời, cô tài trợ cho Trung tâm Zahara Children, dự kiến khánh thành vào năm 2015 nhằm điều trị và giáo dục trẻ em nhiễm HIV và bệnh lao. Cả hai trung tâm đều do Ủy ban Y tế thế giới điều hành.[141]

Nhân quyền và nữ quyền

Ngoại trưởng Anh William Hague và Jolie tại buổi hội nghị Ngăn chặn hành vi bạo lực tình dục vào tháng 5 năm 2012

Sau khi tham gia Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Council on Foreign Relations - CFR) vào tháng 6 năm 2007,[142] Jolie chủ trì một hội nghị chuyên đề về luật quốc tế và công lý tại tòa trụ sở CFR, đồng thời tài trợ nhiều báo cáo đặc biệt của CFR, bao gồm "Hội nghị Ngăn chặn nạn diệt chủng và tội ác hàng loạt".[119][130] Vào tháng 2 năm 2011, cô thành lập Jolie Legal Fellowship,[143] một mạng lưới luật sư được tài trợ để bào chữa sự phát triển của nhân quyền tại quốc gia của họ.[144] Hội đồng luật sư của họ, được gọi là Jolie Legal Fellows, tạo điều kiện cho các hoạt động bảo vệ trẻ em tại Haiti sau trận động đất 2010 và quảng bá sự phát triển của tiến trình dân chủ toàn diện tại Libya sau cuộc cách mạng năm 2011.[143][144][145]

Jolie dẫn đầu một chiến dịch chống lại bạo lực tình dục trong các vùng xung đột quân sự bởi chính quyền Vương quốc Liên hiệp Anh, giúp vấn đề này ưu tiên xuất hiện trong hội nghị cấp cao G8 vào năm 2013. Vào tháng 5 năm 2012, cô mở đầu buổi hội nghị Ngăn chặn hành vi bạo lực tình dục cùng Ngoại trưởng Anh William Hague,[146] người lấy cảm hứng từ chiến dịch về vấn đề này trong bộ phim chính kịch chiến tranh Bosnia của cô, In the Land of Blood and Honey (2011).[147] PSVI được thành lập nhằm bổ sung cho công tác của chính quyền Vương quốc Liên hiệp Anh bằng việc nâng cao nhận thức và quảng bá hợp tác quốc tế.[146] Jolie phát biểu về vấn đề này tại hội nghị Hội nghị Bộ trưởng ngoại G8,[148] nơi các quốc gia tham dự đã thông qua một tuyên bố mang tính lịch sử trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,[146] nơi đáp lại bằng việc thực hiện giải pháp rộng rãi nhất về vấn đề này cho đến nay.[149] Vào tháng 6 năm 2014, cô đồng chủ trì Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu để chấm dứt bạo lực tình dục xung đột, cuộc họp mặt lớn nhất về vấn đề này, với sự có mặt của 123 quốc gia trong vòng 4 ngày.[150] Chương trình kết thúc bằng một giao thức xác nhận giữa 151 quốc gia.[151]

Vào tháng 2 năm 2015, Jolie và Hague thành lập Trung tâm học thuật về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh của Vương quốc Liên hiệp Anh, dựa trên Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn. Trung tâm mang mục đích đóng góp đến các vấn đề quyền lợi của phụ nữ trên toàn cầu, bao gồm truy tố cưỡng dâm chiến tranh và sự ràng buộc giữa phụ nữ và chính trị, thông qua các nghiên cứu hàn lâm, một chương trình giảng dạy nghiên cứu sinh, sự tham gia của công chúng và hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế.[151][152]

Công nhận và vinh danh

Jolie được công nhận rộng rãi bởi công tác nhân đạo của cô. Vào tháng 8 năm 2002, cô nhận Giải thưởng Nhân đạo đầu tiên của Chương trình Tị nạn và nhập cư thuộc Church World Service[153] và là cá nhân đầu tiên nhận giải Công dân thế giới của Hiệp hội phóng viên của Liên Hợp Quốc vào tháng 10 năm 2003.[154] Cô được trao tặng Giải thưởng nhân đạo Toàn cầu bởi UNA-USA vào tháng 10 năm 2005[155] và tiếp tục nhận Giải thưởng Tự do của Ủy ban Cứu trợ quốc tế vào tháng 11 năm 2007.[156] Vào tháng 10 năm 2011, Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn António Guterres vinh danh Jolie như là cộng sự có đóng góp lâu dài nhất trong một thập kỷ, dưới vai trò của Đại sứ thiện chí UNHCR.[157]

Vào tháng 11 năm 2013, Jolie nhận giải Nhân đạo Jean Hersholt, một giải thưởng Oscar danh dự từ Hội đồng thống đốc của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ.[158][159] Vào tháng 6 năm 2014, cô được trao tặng Honorary Dame Commander of the Order of St Michael and St George (DCMG) cho các đóng góp đến chính sách đối ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và chiến dịch chấm dứt bạo lực tình dục trong chiến trận.[160][161] Nữ hoàng Elizabeth II trao tặng Jolie huân chương danh dự trong buổi lễ riêng tư diễn ra vào tháng 10 cùng năm.[162]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Angelina_Jolie http://www.thenational.ae/arts-life/film/irish-fil... http://www.smh.com.au/national/health/breast-cance... http://www.smh.com.au/news/beauty/jolie-good/2007/... http://www.smh.com.au/news/entertainment/film/beau... http://www.theage.com.au/articles/2004/04/12/10816... http://www.theage.com.au/articles/2006/02/06/11390... http://www.theage.com.au/news/people/brangelina-ba... //nla.gov.au/anbd.aut-an42203393 http://www.nieuwsblad.be/cnt/dmf20140403_01054646 http://www.cbc.ca/news/health/angelina-jolie-effec...